Thứ Hai, 1 tháng 8, 2016

Cáp hãm đà là loại thiết bị đặc biệt quan trọng, giúp máy bay hạ cánh và dừng lại an toàn trên tàu sân bay hạt nhâ

Thủy thủ trên tàu USS Carl Vinson đang cuộn lại sợi cáp kéo dùng để nối vào động cơ hãm. Khi máy bay hạ cánh, cáp này sẽ kéo một piston di chuyển dọc xylanh chứa đầy dầu. Lượng dầu được điều chỉnh tùy trọng lượng máy bay.


Những điều thú vị về hệ thống cáp hãm trên tàu sân bay hạt nhân - Ảnh 4.

Khi phi công Mỹ Eugene Ely thực hiện cú hạ cánh đầu tiên xuống tàu USS Pennsylvania vào ngày 18/1/1911, chiếc máy bay Curtiss Model D của ông được hãm lại bằng những dây cáp hãm với 2 đầu buộc vào các túi cát nặng 25 kg.


Có tổng cộng 22 dây cáp hãm như vậy căng ngang đường băng và móc hãm của máy bay phải kéo theo một số dây cáp ngang để có thể dừng lại. Sau khi quá trình hạ cánh hoàn tất, các thủy thủ phải tự mình dọn dẹp các dây cáp và cát trên boong.


Ngày nay, dây cáp hãm bện từ nhiều sợi cáp thép nhỏ, được căng ngang 40 m trên đường băng, 2 đầu của cáp hãm được nối với những sợi cáp khác dài gần 400 m bên dưới mặt boong. Những bao cát được thay bằng các động cơ hãm nặng hơn 40 tấn.


Hệ thống này có thể dừng một máy bay nặng 22 tấn đang bay ở vận tốc 240 km/h trong vòng 2 giây với khoảng dừng chỉ 105 m. Quá trình căng lại dây cáp, đưa máy bay vào chỗ đậu để chuẩn bị cho lần hạ cánh tiếp theo chỉ kéo dài 45 giây.


Một chiếc F-35C vừa móc vào 1 trong 4 sợi cáp hãm trên tàu sân bay USS Nimitz. Mỗi sợi cách nhau khoảng 15 m.


Mỗi máy bay sẽ có 1 thủy thủ kiểm tra, đảm bảo tình trạng sẵn sàng cất cánh. Người này cũng chịu trách nhiệm giữ chặt máy bay tại nơi đậu bằng 6 sợi xích sắt khi nó quay về. Các sợi xích cần được lau chùi để tránh bị ăn mòn, chỉnh độ căng, hay bổ sung thêm nếu biển động.


Tấm bảng tín hiệu màu xanh lá trong bức ảnh báo hiệu đường băng đã trống cho chiếc F-18F Super Hornet hạ cánh. Nó báo hiệu rằng máy bay hạ cánh trước đó đã di chuyển ra khỏi đường băng và đi vào khu vực đỗ, cáp hãm đã được kéo căng trở lại.


Ban ngày, khoảng cách giữa những lần hạ cánh là từ 35 đến 45 giây, còn vào ban đêm là khoảng 1 phút. Cáp hãm được bện từ nhiều cáp thép nhỏ, xung quanh 1 lõi cáp sợi nhựa tổng hợp. Nó có thể chịu lực kéo tối đa tương đương 92 tấn, với cáp kéo bên dưới boong là gần 100 tấn.


Việc tháo dỡ, thay thế, nối lại cáp, hay dựng rào chắn hãm trong tình huống khẩn cấp cần dùng rất nhiều nhân lực. Trong ảnh: Một nhóm thủy thủ đang di chuyển cáp hãm và rào chắn khẩn cấp.


Cáp hãm trong hình đang giữ máy bay tiếp tế C-2A Greyhound, nối với cáp kéo dưới boong thông qua một puli (có nắp che màu trắng ở trong hình). Cáp kéo gắn với động cơ hãm.


Cáp hãm được giữ căng, cách mặt boong khoảng 14 cm bằng những lá nhíp thép đàn hồi. Trong hình, móc hãm của 1 chiếc F-18C va chạm vào mặt boong trước khi móc vào sợi cáp đầu tiên. Nhìn chung, phi công thường tránh móc vào cáp đầu tiên và cuối cùng, dù hiệu năng của chúng như nhau.


Một thủy thủ đang mang theo 2 bộ nệm để chèn bánh máy bay. Mỗi bộ làm bằng nhựa, gồm 2 khối nệm, 1 cái cố định còn cái kia có thể điều chỉnh tùy cỡ bánh. Trước khi máy bay được tiếp nhiên liệu thì bộ nệm được nới lỏng một chút vì trọng lượng nhiên liệu sẽ khiến lốp máy bay mở rộng ra.


Các thủy thủ đang thay cáp hãm trên tàu USS John C. Stennis. Mỗi sợi cáp này sẽ được thay sau khoảng 125 lần hãm máy bay. Nếu bị đứt, chúng có thể gây nguy hiểm cho những người đứng gần đó. Các sợi cáp kéo dưới boong thì có tuổi thọ lên đến 1.400 lần hãm.


Nối cáp hãm và cáp kéo với nhau là một quy trình khá nguy hiểm, bao gồm việc nung chảy kẽm ở nhiệt độ 500 độ C. Hải quân Mỹ đang nghiên cứu dùng hệ thống ép thủy lực tự động thay cho quy trình nối cáp bằng sức người như hiện nay.


Các máy bay khi hạ cánh (như chiếc F-18D này trên tàu USS Harry S. Truman trong ảnh) duy trì chế độ đốt hậu trong suốt quá trình hạ cánh để có thể cất cánh trở lại nếu không thể móc vào cáp hãm.


Trước năm 1952, đường băng trên các tàu sân bay nằm dọc theo tàu. Nhưng hiện nay nó nằm chệch 1 góc so với trục sống tàu và hướng ra biển. Như vậy giảm nguy cơ máy bay lao vào khu vực đỗ và giúp nó dễ dàng cất cánh trở lại trong tình huống khẩn cấp.


Máy bay sau khi rời khỏi đường băng sẽ được các thủy thủ giúp đẩy vào vị trí đỗ của mình.


Thủy thủ trên tàu USS Carl Vinson đang cuộn lại sợi cáp kéo dùng để nối vào động cơ hãm. Khi máy bay hạ cánh, cáp này sẽ kéo một piston di chuyển dọc xylanh chứa đầy dầu. Lượng dầu được điều chỉnh tùy trọng lượng máy bay.


Sức cản của dầu sẽ hấp thụ năng lượng của máy bay khi hạ cánh. Mỗi khi piston di chuyển 1 m thì bộ cáp kéo sẽ nhả ra 18 m

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét